1. HIV là gì?

HIV (tiếng Anh: human immunodeficiency virus, có nghĩa virus suy giảm miễn dịch ở người) có khả năng gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), một tình trạng làm hệ miễn dịch của con người bị suy giảm cấp tiến, tạo điều kiện cho những nhiễm trùng cơ hội và ung thư phát triển mạnh làm đe dọa đến mạng sống của người bị nhiễm.

2. HIV xâm nhiễm vào loại tế bào nào trong cơ thể?

HIV lây nhiễm vào các tế bào quan trọng trong hệ thống miễn dịch của con người nhưlympho bào Tcó tính bổ trợ (cụ thể là những tế bào T – CD4+),đại thực bàotế bào tua.

3. Cấu trúc của HIV?

HIV có hình cầu với đường kính khoảng 120nm. HIV chứa 2 bản sao của ARN chuỗi đơn ( lõi) được bao bọc bởi 1 lớp vỏ (capsid). Lớp vỏ ngoài là một lớp lipit kép, trên có các gai glicoprotein.

3. Phương thức lây truyền HIV?

HIV lây truyền chủ yếu qua

Quan hệ tình dục không an toàn (bao gồm cả quan hệ tình dục qua đường hậu môn và thậm chí bằng miệng)

– Việc truyền máu từ nguồn đã bị nhiễm bệnh, qua dùng chung kim tiêm

– Từ mẹ sang con: trong khi mang thai, khi sinh (lây truyền chu sinh), hoặc khi cho con bú.

4. Hội chứng AIDS là gì?

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người [(viết tắt AIDS: tiếng Anh: acquired immunodeficiency syndrome; hoặc SIĐA theo tiếng PhápSyndrome d’immunodéficience acquise,  còn gọi bệnh liệt kháng (tê liệt khả năng đề kháng)] là một bệnh của hệ miễn dịch, gây ra do bị nhiễm virusHIV.

5. Các giai đoạn phát triển hội chứng AIDS?

– Giai đoạn sơ nhiễm: biểu hiện bệnh chưa rõ, có thể sốt nhẹ ( kéo dài 2 tuần – 3 tháng).

– Giai đoạn không triệu chứng: Một số trường hợp có thể sốt, ỉa chảy không rõ nguyên nhân….Số lượng tế bào lympho T giảm dần ( kéo dài 1 – 10 năm).

– Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: các triệu chứng điển hình như viêm niêm mạc thực quản, phế quản, phổi…viêm não, ung thư da và máu. Sau đó, virut tiếp tục tấn công các tế bào thần kinh, cơ và kết quả có thể chết vì tê liệt và điên dại.

6. Biện pháp phòng tránh HIV/ AIDS:

Phòng chống lây nhiễm HIV, chủ yếu thông qua các chương trình trao đổi kim tiêm và tình dục an toàn, là một chiến dịch quan trọng để kiểm soát sự lây lan của căn bệnh này.

Tuy bệnh không thể chữa lành và không có thuốc chủng ngừa, nhưng điều trị bằng thuốc kháng virus có thể làm chậm tiến trình của bệnh và kéo dài tuổi thọ của người bệnh thêm 8-12 năm, thậm chí lâu hơn nếu uống đều đặn và đủ liều. Thuốc kháng HIV cần phải được uống mỗi ngày, nếu không thì virus có thể nhanh chóng vượt khỏi kiểm soát và trở nên kháng thuốc. Tuy điều trị bằng thuốc kháng virus có thể làm giảm nguy cơ tử vong và các biến chứng từ bệnh này, nhưng rất tốn kém và có thể gây ra các tác dụng phụ.

Điều trị bằng thuốc kháng retrovirus có thể làm giảm cả hai tỉ lệ tử vong và bệnh tật ở người nhiễm HIV.Mặc dù thuốc kháng retrovirus vẫn không có sẵn để dùng rộng rãi, nhưng việc mở rộng các chương trình điều trị bằng thuốc kháng retrovirus từ năm 2004 đã làm giảm số lượng các ca tử vong ở người mắc bệnh AIDS và số ca nhiễm mới ở nhiều nơi trên thế giới. Tăng cường việc nhận thức và các biện pháp phòng ngừa đối với người dân, cũng như quá trình diễn tiến tự nhiên của dịch bệnh, cũng đóng một vai trò quan trọng.

Hầu hết những người nhiễm HIV-1 nếu không được chữa trị sẽ tiến triển sang giai đoạn AIDS.Người bệnh thường chết do nhiễm trùng cơ hội hoặc do các bệnh ác tính liên quan đến sự giảm sút của hệ thống miễn dịch. HIV tiến triển sang AIDS theo một tỷ lệ biến thiên phụ thuộc vào sự tác động của các virus, cơ thể vật chủ, và yếu tố môi trường; hầu hết sẽ chuyển sang giai đoạn AIDS trong vòng 10 năm sau khi nhiễm HIV: một số trường hợp chuyển rất sớm, một số lại lâu hơn.

Điều trị bằng kháng retrovirus (ARV) có thể kéo dài tuổi thọ của người bị nhiễm HIV. Ngay cả khi HIV chuyển sang giai đoạn AIDS với những triệu chứng đặc trưng, thì việc điều trị bằng kháng retrovirus cũng có thể kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân ước tính trung bình là hơn 5 năm (thống kê năm 2005).Trong khi đó, nếu không điều trị bằng kháng retrovirus thì bệnh nhân AIDS thường sẽ chết trong vòng 1 năm.

7. Đối xử với người sống chung với HIV/AIDS như thế nào?

Luôn nhớ rằng HIV/AIDS là một bệnh, KHÔNG PHẢI là tệ nạn xã hội. Hãy giao tiếp và hỗ trợ những người sống chung với HIV/AIDS. Đối xử với họ như với tất cả mọi người. Họ cần có cơ hội học tập, làm việc và tham gia các hoạt động trong cộng đồng như tất cả mọi người. Không kỳ thị và phân biệt đối xử với họ!
Nếu bạn là người sống chung với HIV/AIDS, hãy biết rõ quyền của mình theo Luật Phòng chống HIV/AIDS:
– Bạn có quyền đi học và làm việc như bất kỳ sinh viên/học sinh khác.
– Bạn không bị đuổi học chỉ vì lý do bạn bị nhiễm HIV.
– Bạn không bị tách biệt, hạn chế, hoặc cấm tham gia các hoạt động tập thể, hoặc không được hưởng các dịch vụ chỉ vì bạn nhiễm HIV.
– Bạn không bị yêu cầu phải xét nghiệm xem có nhiễm HIV không.
– Bạn không bị yêu cầu trình kết quả xét nghiệm cho trường học/nơi làm việc.

Trường Linh

Categorised in: ,