– Đoàn thanh niên: Xây dựng góc truyền thông về phòng, chống ma tuý, phân công mỗi chi đoàn, chi đội phụ trách cập nhật nội dung thông tin, trang trí bảng tin theo tuần hoặc theo tháng. Duy trì hoạt động của Website, Facebook, Fanpage nhằm chia sẻ trên mạng các thông tin về hoạt động của trường, Đoàn trường; đồng thời qua đó, định hướng giáo dục trên không gian mạng

– Tổ chuyên môn: giảng dạy lồng ghép về giáo dục phòng, chống ma túy trong các tiết dạy nhằm trang bị cho học sinh các hiểu biết cơ bản về: các loại ma túy phổ biến, dấu hiệu nhận biết nghiện ma túy; tác hại của ma tuý; kỹ năng sống lành mạnh, biết “nói không với ma tuý”.

– Ban QLNN xây dựng lực lượng cốt cán trong học sinh để nắm tình hình, chủ động phát hiện các trường hợp có biểu hiện nghi vấn để đưa vào diện theo dõi. Kiên quyết xử lý các hiện tượng vi phạm có liên quan đến ma tuý của giáo viên và học sinh; theo dõi chặt các đối tượng học sinh cá biệt, học sinh có nghi vấn liên quan sử dụng ma túy, lập và gửi danh sách về Phòng PA03 Công an tỉnh và Công an địa phương để theo dõi và thực hiện xét nghiệm phát hiện ma túy.

– Ban NGLL tiến hành rà soát và lắp đặt, sửa chữa pano truyền thông phòng, chống ma túy trước và trong khuôn viên trường học; chủ động phối hợp Phòng PA03 Công an tỉnh hoặc Công an địa phương thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện về tệ nạn ma túy, tham vấn về kỹ năng nhận diện, ứng xử khi gặp các sự cố bất thường liên quan đến ma túy; thường xuyên đôn đốc và kiểm tra các tổ chuyên môn, các bộ phận, đoàn thể trong nhà trường về việc triển khai thực hiện kế hoạch, báo cáo kết quả thực hiện về cấp quản lý theo định kỳ: 6 tháng (trước 15/6), cuối năm (trước 10/12) và đột xuất khi có yêu cầu.

Categorised in: , , , ,