MỘT SỐ BÍ QUYẾT GIÚP HỌC TỐT MÔN ĐỊA LÝ 12

*********

I.            PHẦN LÝ THUYẾT

1. Cách học

–         Nhìn tổng thể SGK Địa lý lớp 12 được chia ra làm 4 phần: Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư, Địa lí kinh tế và Địa lí vùng kinh tế. Các phần này đều có mối liên hệ với nhau.

–         Trước tiên, HS cần có kiến thức nền trong phần tự nhiên, dân cư, kinh tế và cuối cùng là tổng hợp trong Địa lí vùng kinh tế.

–         HS nên hệ thống hóa lại bài học bằng sơ đồ tư duy, bằng sơ đồ hình cây, bằng bảng hệ thống

–         Đối với môn Địa lí, thường các em sợ nhất chính là nhớ số liệu. Tuy nhiên, nếu không thể nhớ chính xác các số liệu thì HS có thể nhớ gần đúng theo kiểu khoảng, gần bằng, lớn hơn

–         Trong phần kinh tế vùng này tổng hợp nội dung của 7 vùng vào một bảng hệ thống theo kiểu so sánh thế mạnh của từng vùng để dễ nhớ, dễ thuộc mà không bị nhầm lẫn.

– Đặc biệt, năm nay đề thi THPT quốc gia sẽ có thêm phần cập nhật thêm một sốnội dung mang tính thời sự, nên ngoài việc học thuộc lý thuyết, HS nên tìm hiểu thêm một số vấn đề mang tính thời sự như biển đảo, kinh tế qua sách báo, Internet để phần làm bài có tính thuyết phục hơn.

2. Các dạng câu hỏi lý thuyết: Có 4 dạng chính

  1. Dạng giải thích

Thường yêu cầu HS phải trả lời câu hỏi “tại sao?”. Đây là dạng câu hỏi khó, đòi hỏi thí sinh không chỉ nắm vững kiến thức cơ bản mà còn phải biết vận dụng chúng để giải thích một hiện tượng địa lý. Đối với dạng câu hỏi này cần đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ nhân quả.

  1. Dạng so sánh

Dạng câu hỏi này, HS không nên trả lời theo kiểu trình bày lại kiến thức. Vấn đề mấu chốt là ở chỗ, phải tổng hợp kiến thức đã học, sau đó tìm cách phân biệt cho được sự giống và khác nhau giữa các hiện tượng địa lí.

  1. Dạng chứng minh

Tuy không thật khó như hai dạng trên nhưng thí sinh phải nắm chắc kiến thứccả những số liệu thống kê tiêu biểu để chứng minh theo yêu cầu đề ra. Ở đây liên quan đến số liệu. Trong bài thi, các bạn có thể nêu được số liệu tuyệt đối hoặc số liệu đã được làm tròn. Nếu có số liệu cập nhật thì càng hay, còn không thì cứ lấy số liệu trong sách giáo khoa, Atlat.

  1. Dạng trình bày

Đây là dạng dễ nhất, các em chỉ cần trình bày theo kiến thức SGK cho thật chuẩn, sắp xếp các ý cho tốt rồi viết vào bài thi là đủ.

*** HS cần lưu ý, cùng một nội dung trong sách giáo khoa Địa lí 12 nhưng có thể có 4 cách hỏi khác nhau. Hỏi cách nào thì phải trả lời theo các đó mới được điểm cao. Còn nếu hỏi một đằng (VD: hỏi dạng giải thích), trả lời một nẻo (trả lời theo dạng trình bày) thì dù rất thuộc bài nhưng điểm sẽ rất thấp vì điều đó chứng tỏ rằng thí sinh đó không hiểu câu hỏi.

II.          PHẦN THỰC HÀNH.

Nếu đề bài chưa chỉ ra dạng biểu đồ mà yêu cầu thí sinh phải chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất thì các bạn có thể dựa vào hai yếu tố: Yêu cầu của đềsố liệu đã cho để chọn dạng biểu đồ phù hợp. Nhìn chung có 6 dạng sau:

  1. Biểu đồ tròn: khi đề bài yêu cầu thể hiệncơ cấu, tỉ lệ, tỉ trọng(%) của đối tượng từ 2 năm trở xuống.
  2. Biểu đồ cột (đơn, đôi…):khi đề bài yêu cầu thể hiện sự biến động của một đối tượngquanhiều nămhoặcso sánh các đối tượng khi có cùng đơn vịtrong một năm.
  3. Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị): khi đề bài yêu cầu thể hiệnsự thay đổi, tăng trưởng, diễn biến của các đối tượngkhác đơn vịqua nhiều năm.
  4. Biểu đồ kết hợp giữa đường và cột: khi đề bài yêu cầu thể hiện các đối tượngkhác nhau về đơn vịnhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc đề bài có từba loại số liệu trở lênmà cần biểu diễn trên cùng một biểu đồ.
  5. Biểu đồ miền: khi đề bài yêu cầu thể hiện rõ nhấtsự thay đổi, sự chuyển dịch cơ cấu, tỉ trọng của hai hoặc ba nhóm đối tượng mà cótừ 3 năm trở lên.
  6. Biểu đồ cột chồng: khi đề bài yêu cầu thể hiện tốt nhấtquy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỉ lệ % tuyệt đối).

`* Lưu ý: Đối với phần nhận xét biểu đồ: cũng theo 3 phần là nhận xét chung, nhận xét từng phần rồi tổng kết lại.

**Những lỗi cần tránh :thiếu tên biểu đồ, thiếu chú giải, không điền những số liệu cần thiết vào biểu đồ, chia khoảng cách thời gian sai, không ghi đơn vị tính.

III.        MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG ATLAT

Để sử dụng Atlat một cách hiệu quả trong quá trình làm bài , HS cần lưu ý các vấn đề sau:

1.Nắm chắc các ký hiệu:

2.Biết rõ câu hỏi để có thể dùng Atlat:

3.Biết khai thác biểu đồ có trong các bản đồ của Atlat:

4.Biết sử dụng đủ số bản đồ trong Atlat cho một câu hỏi:

IV.       MỘT SỐ LỖI HỌC SINH THƯỜNG MẮC PHẢI KHI LÀM BÀI THI

1. Làm lạc đề:

Do không đọc kỹ đề nên trả lời dễ lạc đề hoặc trả lời không đúng trọng tâm.

2.  Phân bố thời gian không hợp lí

HS thường dành quá nhiều thời gian cho một câu, trong khi không đủ thời gian làm những câu còn lại, phải làm sơ sài, bỏ ý, bỏ câu, mất số điểm lớn.

VI. Những điều HS cần lưu ý khi làm bài thi

  1. Đọc kĩ đề, nhận dạng câu hỏi,
  2. Phác thảo đề cương cho từng câu.
  3. Phân bố thời gian hợp lí cho từng câu
  4. HS nên làm bài theo nguyên tắc “dễ trước, khó sau”để lấy được điểm các phần mình chắc ăn.
  5. Khi trình bày, các bạn nên đánh số thứ tự 1,2,3 các đề mục a, b, c… để bài làm rõ ràng, người chấm dễ theo dõi, tránh bị mất điểm một cách đáng tiếc
  6. Sử dụng triệt để Atlat
  7. Những lỗi cần tránh khi vẽ biểu đồ làthiếu tên biểu đồ, thiếu chú giải, không điền những số liệu cần thiết vào biểu đồ, chia khoảng cách thời gian sai, không ghi đơn vị tính.

Chúc các em học sinh thật nhiều sức khỏe và sẽ chọn cho mình một phương pháp học tập hiệu quả nhất không chỉ ở môn địa lý mà tất cả các môn để có thể đạt được kết quả cao nhất trong các kì thi sắp tới.

 

TTTT/ ngày 11/4/2015

Categorised in: