Sự ra đời của ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 sau khi Bộ trưởng Ngoại giao các nước In-đô-nê-xia,  Malaixia, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan ký bản Tuyên bố ASEAN (Tuyên bố Băng-cốc).

Ngày 8/1/1984, Brunây Đaruxalam được kết nạp vào ASEAN, nâng số thành viên của Hiệp hội lên thành 6 nước.

Việt Nam gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995 tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 tổ chức tại Brunây Đaruxalam, đưa tổng số thành viên của ASEAN lên thành 7 nước.

Tháng 7/1997, Lào và Mianma trở thành thành viên thứ 8 và thứ 9 của Hiệp hội.

Tháng 4/1999, Căm-pu-chia gia nhập ASEAN, hiện thực hóa ý tưởng thành lập một Hiệp hội bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á.

II. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN: 

$1§  Ngày 8/8/1967: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc với mục tiêu là tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá-xã hội giữa các nước thành viên, tạo điều kiện cho các nước hội nhập sâu hơn với khu vực và thế giới.

$1§  Năm 1971: ASEAN ra Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN), nhấn mạnh quyết tâm của các nước ASEAN trong việc đảm bảo việc công nhận và tôn trọng Đông Nam Á là một khu vực hòa bình, tự do và trung lập, không có sự can thiệp dưới bất kỳ hình thức và phương cách nào của các nước ngoài khu vực. Theo đó, các quốc gia Đông Nam Á cũng cam kết phối hợp nỗ lực mở rộng các lĩnh vực hợp tác để góp phần tăng cường sức mạnh, tình đoàn kết và mối quan hệ gắn bó hơn nữa.

$1§  Năm 1976: Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á ( TAC) và Tuyên bố về sự Hòa hợp ASEAN.  Mong muốn thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực thông qua việc tôn trọng công lý và luật pháp và nâng cao khả năng tự cường khu vực của các nước ASEAN tiếp tục được thể hiện trong Hiệp ước về Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), được các Nhà lãnh đạo ký thông qua ngày 24/2/1976 tại Bali, In-đô-nê-xia nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ nhất

$1§  Năm 1992: Hiệp định Khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và thỏa thuận về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA): mở đầu với việc ký kết “Hiệp định Khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN” vào dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ tư, tổ chức tại Xin-ga-po từ ngày 27-28/1/1992.

$1§  Năm 1994: Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) được thành lập: Hợp tác về chính trị-an ninh trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác cũng ngày càng được củng cố và phát triển.

$1§  Năm 1995 ký kết Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân (SEANWFZ): Một trong những thành tố cơ bản của Tuyên bố Cua-la Lăm-pơ năm 1971 là ý tưởng thiết lập khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân.

$1§  Năm 2002: ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) :. Các nước ASEAN và Trung Quốc sau đó đã thông qua Quy tắc Hướng dẫn thực thi DOC vào ngày 20/7/2011 tại Bali, In-đô-nê-xia, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 44.

$1§  Năm 2003 Thông qua Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN II: Tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 9 (Bali, In-đô-nê-xi-a, tháng 10/2003), ASEAN đã ra Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II (hay còn gọi là Tuyên bố Ba-li II), chính thức hóa việc thực hiện ý tưởng về 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN. Tuyên bố khẳng định quyết tâm của các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột: Cộng đồng An ninh (ASC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hoá-Xã hội (ASCC); đồng thời cũng phác thảo những ý tưởng lớn của từng Cộng đồng.

$1§   Năm 2005: Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) : Một mốc lớn khác trong tiến trình hội nhập và phát triển của ASEAN là Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ nhất, được tổ chức tại Cua-la Lăm-pơ, Ma-lai-xia tháng 12/2005, với sự tham gia của nguyên thủ các nước thành viên ASEAN, Ốt-xtrây-li-a, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Niu-Dilân. Tại Hội nghị này, Lãnh đạo các nước đã ký Tuyên bố chung về Cấp cao Đông Á, trong đó đề ra mục tiêu, nguyên tắc, lĩnh vực và các phương thức chính cho hoạt động của EAS. Tại Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 6 (tổ chức ngày 19/11/2011 tại Bali, In-đô-nê-xia), Nga và Mỹ đã tham gia với tư cách Thành viên Chính thức của EAS. Các Lãnh đạo EAS đã ra « Tuyên bố EAS về các Nguyên tắc Quan hệ cùng có lợi. »

$1§  1/2007: Quyết định đẩy nhanh tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và xây dựng Hiến chương ASEAN

$1§  11/2007: Hướng tới mục tiêu xây dựng cộng đồng, ASEAN đã nỗ lực xây dựng và Hiến chương ASEAN được ký ngày 20 tháng 11 năm 2007 tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 13. Hiến chương ra đời, tạo tư cách pháp nhân cho ASEAN là một tổ chức hợp tác khu vực; đồng thời cũng tạo cơ sở pháp lý và khuôn khổ thể chế để gia tăng liên kết và hợp tác ASEAN, giúp xây dựng ASEAN trở thành một tổ chức gắn kết hơn và hoạt động hiệu quả hơn, trước mắt là hỗ trợ mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN. Ngày 15/12/2008: Hiến chương ASEAN có hiệu lực.

$1§  Năm 2009: Uỷ ban Liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) được thành lập.

$1§  Năm 2010:  Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC):  Để hỗ trợ đắc lực cho tiến trình hội nhập và xây dựng Cộng đồng ASEAN, đồng thời đảm bảo vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực năng động đang hình thành, các nước ASEAN đã nhất trí tăng cường kết nối ASEAN và giữa ASEAN với khu vực. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 17 diễn ra vào tháng 12/2010 tại Hà Nội, các Nhà Lãnh đạo ASEAN đã thông qua Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC), trong đó đề ra các biện pháp cụ thể thực hiện kết nối ASEAN về hạ tầng, thể chế và người dân. Việc tăng cường kết nối có ý nghĩa quan trọng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong ASEAN, tạo thuận lợi cho mạng lưới sản xuất chung, thúc đẩy thương mại nội khối, thu hút đầu tư vào khu vực; đồng thời tăng cường nữa gắn kết về văn hóa và lịch sử giữa các quốc gia thành viên.

$1§  Quyết định mở rộng Hội nghị Cấp cao Đông Á cho Nga và Mỹ tham gia; Quyết định triệu tập Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), gồm các BT QF ASEAN và 8 nước đối thoại. Uỷ ban Thúc đẩy và Bảo vệ Quyền của Phụ nữ và Trẻ em (ACWC) được thành lập.

$1§  11/2011 Tuyên bố Bali về Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng các Quốc gia Toàn cầu (Tuyên bố Hòa hợp Bali III): Bên cạnh việc dành ưu tiên thực hiện hiệu quả và đúng hạn mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, các quốc gia thành viên ASEAN cũng chú trọng các nỗ lực nhằm nâng cao vai trò và vị thế của Hiệp hội trên trường quốc tế.

III.Cơ cấu tổ chức và các nguyên tắc hoạt động của ASEAN

    A. Cơ cấu tổ chức:

 1. Hội nghị Cấp cao ASEAN: Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của ASEAN, họp chính thức 3 năm một lần từ năm 1992. Nhưng từ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 5 tại Băng Cốc (tháng 12-1995), các nước thành viên ASEAN đã quyết định tổ chức các hội nghị không chính thức xen kẽ các hội nghị chính thức. Từ năm 2001, Hội nghị Cấp cao đã được tổ chức thường niên. Cho đến nay đã diễn ra 15 Hội nghị Cấp cao ASEAN

2. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM): Theo Tuyên bố Bangkok năm 1967, AMM là hội nghị hàng năm của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN có trách nhiệm đề ra và phối hợp các hoạt động của ASEAN, có thể họp không chính thức khi cần thiết.

3. Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM): AEM họp chính thức hàng năm và có thể họp không chính thức khi cần thiết. Trong AEM có Hội đồng AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN), được thành lập theo quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 4 năm 1992 tại Singapore để theo dõi, phối hợp và báo cáo việc thực hiện chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của AFTA.

 4. Hội nghị Bộ trưởng các ngành: Hội nghị Bộ trưởng của một ngành trong hợp tác kinh tế ASEAN sẽ được tổ chức khi cần thiết để thảo luận sự hợp tác trong ngành cụ thể đó. Hiện có Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng, Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp. Các Hội nghị Bộ trưởng ngành có trách nhiệm báo cáo lên AEM.

 5. Các Hội nghị Bộ trưởng khác: Hội nghị Bộ trưởng của các lĩnh vực hợp tác ASEAN khác như y tế, môi trường, lao động, phúc lợi xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ, thông tin, luật pháp có thể được tiến hành khi cần thiết để điều hành các chương trình hợp tác trong các lĩnh vực này.

 6. Hội nghị liên Bộ trưởng (JMM): JMM được tổ chức khi cần thiết để thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngành và trao đổi ý kiến về hoạt động của ASEAN. JMM bao gồm các Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Kinh tế ASEAN.

7. Tổng Thư ký ASEAN: Được những người đứng đầu chính phủ ASEAN bổ nhiệm theo khuyến nghị của Hội nghị AMM với nhiệm kỳ 3 năm và có thể gia hạn thêm, nhưng không quá một nhiệm kỳ nữa, Tổng Thư ký ASEAN có hàm Bộ trưởng với quyền hạn khởi xướng, khuyến nghị và phối hợp các hoạt động của ASEAN, nhằm giúp nâng cao hiệu quả các hoạt động và hợp tác của ASEAN.  Tổng thư ký ASEAN được tham dự các cuộc họp các cấp của ASEAN, chủ tọa các cuộc họp của Ủy ban thường trực ASEAN (ASC) thay Chủ tịch ASC trừ phiên họp đầu tiên và cuối cùng.

8. Ủy ban thường trực ASEAN (ASC): ASC bao gồm Chủ tịch là Bộ trưởng Ngoại giao của nước đăng cai Hội nghị AMM sắp tới, Tổng thư ký ASEAN và Tổng Giám đốc của các Ban thư ký ASEAN quốc gia. ASC thực hiện công việc của AMM trong thời gian giữa 2 kỳ họp và báo cáo trực tiếp cho AMM.

9. Cuộc họp các quan chức cao cấp (SOM): SOM được chính thức coi là một bộ phận của cơ cấu trong ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 3 tại Manila năm 1987. SOM chịu trách nhiệm về hợp tác chính trị ASEAN, họp khi cần thiết và báo cáo trực tiếp cho AMM.

10. Cuộc họp các quan chức kinh tế cao cấp (SEOM): SEOM cũng đã được thể chế hoá chính thức thành một bộ phận của cơ cấu ASEAN tại Hội nghị Cấp cao Manila năm 1987. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 4 (năm 1992), 5 uỷ ban kinh tế ASEAN đã bị giải tán và SEOM được giao nhiệm vụ theo dõi tất cả các hoạt động trong hợp tác kinh tế ASEAN. SEOM họp thường kỳ và báo cáo trực tiếp cho AEM.

11. Cuộc họp các quan chức cao cấp khác: Ngoài các cuộc họp trên, ASEAN còn có các cuộc họp các quan chức cao cấp về môi trường, ma tuý cũng như của các ủy ban chuyên ngành ASEAN như phát triển xã hội, khoa học và công nghệ, các vấn đề công chức, văn hóa và thông tin. Các cuộc họp này báo cáo cho ASC và Hội nghị các Bộ trưởng liên quan.

 12. Cuộc họp tư vấn chung (JCM): Cơ chế họp JCM bao gồm Tổng thư ký ASEAN, SOM, SEOM và các Tổng giám đốc ASEAN. JCM được triệu tập khi cần thiết dưới sự chủ tọa của Tổng thư ký ASEAN để thúc đẩy sự phối hợp giữa các quan chức liên ngành. Tổng thư ký ASEAN sau đó thông báo kết quả trực tiếp cho AMM và AEM.

 13. Các cuộc họp của ASEAN với các Bên đối thoại: ASEAN có 11 Bên đối thoại: Australia, Canada, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và UNDP. ASEAN cũng có quan hệ đối thoại theo từng lĩnh vực với Pakistan.
Trước khi có cuộc họp với các Bên đối thoại, các nước ASEAN tổ chức cuộc họp trù bị để phối hợp lập trường chung. Cuộc họp này do quan chức cao cấp của nước điều phối chủ trì và báo cáo cho ASC.

14. Ban Thư ký ASEAN quốc gia: Mỗi nước thành viên ASEAN đều có Ban thư ký quốc gia đặt trong bộ máy của Bộ Ngoại giao để tổ chức, thực hiện và theo dõi các hoạt động liên quan đến ASEAN của nước mình. Ban thư ký quốc gia do một Tổng Vụ trưởng phụ trách.

 15. Ủy ban ASEAN ở các nước thứ ba: Nhằm mục đích tăng cường trao đổi và thúc đẩy mối quan hệ giữa ASEAN với bên đối thoại đó và các tổ chức quốc tế, ASEAN thành lập các uỷ ban tại các nước đối thoại. Ủy ban này gồm những người đứng đầu các cơ quan ngoại giao của các nước ASEAN tại nước sở tại.  Hiện có 10 Ủy ban ASEAN tại: Born (CHLB Đức), Brussels (Bỉ), Canberra (Australia), Geneva (Thụy Sĩ), London (Anh), Ottawa (Canađa), Paris (Pháp), Seoul (Hàn Quốc), Washington (Mỹ) và Wellington (New Zealand). Chủ tịch các ủy ban này báo cáo cho ASC và nhận chỉ thị từ ASC.

 16. Ban Thư ký ASEAN: Ban Thư ký ASEAN được thành lập theo Hiệp định ký tại Hội nghị Cấp cao lần thứ hai ở Bali, Indonesia, năm 1976 để tăng cường phối hợp thực hiện các chính sách, chương trình và các hoạt động giữa các bộ phận khác nhau trong ASEAN, phục vụ các hội nghị của ASEAN.

 B. Các nguyên tắc hoạt động chính của ASEAN:

1. Các nguyên tắc làm nền tảng cho quan hệ giữa các quốc gia thành viên và với bên ngoài: Trong quan hệ với nhau, các nước ASEAN luôn tuân theo các nguyên tắc chính đã được nêu trong Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á là: – Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc; – Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài; – Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; – Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thân thiện; – Không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực; – Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả;

2. Các nguyên tắc điều phối hoạt động của Hiệp hội: – Nguyên tắc nhất trí, tức là một quyết định chỉ được coi là của ASEAN khi được tất cả các nước thành viên nhất trí thông qua. – Nguyên tắc bình đẳng. – Nguyên tắc 6-X, theo đó hai hay một số nước thành viên ASEAN có thể xúc tiến thực hiện trước các dự án ASEAN nếu các nước còn lại chưa sẵn sàng tham gia, không cần phải đợi tất cả mới cùng thực hiện.

 3. Các nguyên tắc khác: Trong quan hệ giữa các nước ASEAN đang dần dần hình thành một số các nguyên tắc, tuy không thành văn, không chính thức song mọi người đều hiểu và tôn trọng áp dụng như: nguyên tắc có đi có lại, không đối đầu, thân thiện, không tuyên truyền tố cáo nhau qua báo chí, giữ gìn đoàn kết ASEAN và giữ bản sắc chung của Hiệp hội.

asean

DNA

TTTT, NGÀY 11/9/2014

 

TT

Categorised in: