MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TÂM LÍ VÀ KĨ NĂNG CHO HỌC SINH KHI BƯỚC VÀO ĐẦU CẤP HỌC

 

Nghề giáo luôn là nghề cao quý và được xã hội tôn vinh. Đặc biệt, trong bối cảnh xã hội hiện nay thì vai trò của càng trở nên quan trọng hơn nữa, bởi lẽ thầy, cô giáo“vừa dạy chữ vừa dạy người” cho các em học sinh. Để hoàn thành nhiệm vụ cao quý ấy đòi hỏi thầy, cô giáo không chỉ giỏi về năng lực chuyên môn mà còn phải am hiểu tâm lí học sinh (HS). Bởi mỗi lứa tuổi có những nét đặc trưng tâm lí riêng, đặc biệt là tuổi HS lớp 10 mới bước vào ngưỡng cửa Trường trung học phổ thông (THPT) nên mỗi thầy, cô giáo cần có cách tác động và phương pháp giáo dục phù hợp.

Trước tiên, tôi xin giới thiệu vài nét đặc trưng về tâm lí tuổi học sinh đầu cấp học:

  • Về thể chất: Phát triển như một người trưởng thành thực sự.

  • Về tâm lý

  • Muốn khẳng định mình là người lớn, nhưng thiếu tri thức và kinh nghiệm dẫn đến có biểu hiện lệch lạc về thái độ và hành vi;

  • Là lứa tuổi mộng mơ, khao khát sáng tạo, thích cái mới lạ nên dễ đua đòi, làm theo các bạn;

  • Khá hăng hái nhiệt tình trong công việc, rất lạc quan yêu đời nhưng cũng dễ bi quan, chán nản khi gặp thất bại;

  • Là lứa tuổi đang phát triển về tài năng, tiếp thu cái mới nhanh, rất thông minh sáng tạo nhưng cũng dễ sinh ra tính chủ quan, nông nổi, kiêu ngạo ít chịu học hỏi;

  • Thường có tâm lí chỉ quan tâm đến những môn học mình thích;

  • Luôn khao khát được đối xử bình đẳng;

  • Tình bạn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng;

  • Ở tuổi này cũng đã xuất hiện môt loại tình cảm đặc biệt – tình yêu nam nữ.

Ngoài những đặc điểm chung trên, các em học sinh lớp 10trường THPT Phan Thiết còn có các đặc trưng tâm lí sau:

  • Các em có rất nhiều lo lắng, bỡ ngỡ vì chưa quen với môi trường học tập mới, bạn bè mới, thầy cô giáo mới với phương pháp giảng dạy mới;

  • Những buổi gặp gỡ đầu tiên với thầy cô giáo có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các em, sẽ là động lực giúp các em vươn lên hoặc ngược lại;

  • Trong học tập, các em thường có tâm lí rụt rè, chưa dám mạnh dạn phát biểu, e ngại không dám hỏi thầy cô khi không hiểu bài nên các em dễ trở nên chán học, thậm chí sợ đến trường;

  • Một số em có tâm lí muốn chứng tỏ mình, muốn thể hiện sự ảnh hưởng đến bạn bè xung quanh nên dễ xảy ra mâu thuẫn, đánh nhau;

  • Các em chưa nắm rõ nội qui, kĩ luật của nhà trường nên đang có tâm lí dò xét;

  • Một số học sinh còn rất vụng về trong cách ăn nói, ứng xử với bạn bè, thầy cô, dễ vô lễ với thầy cô nhưng cũng khó nhận ra lỗi của mình để sửa đổi và xin lỗi thầy cô;

  • Một số HS có tâm lí cho rằng lớp 10 không quan trọng vì kiến thức thi tốt nghiệp Trung học phổ thông chủ yếu ở chương trình của lớp 12 nên lơ là, ham chơi, không lo học. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, bởi kiến thức các năm học luôn có sự liên quan chặt chẽ với nhau;

Nhìn chung, lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là giai đoạn hình thành nhân cách, các em giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích khám phá song còn thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm sống nên dễ bị lôi kéo, kích động, học đòi theo những điều không tốt từ bên ngoài, từ Internet…Vì thế bên cạnh việc dạy chữ, thì việc giáo dục kĩ năng sống rất cần thiết cho các em hiện nay, góp phần giáo dục toàn diện cho HS, giúp các em vững vàng đối diện với mọi khó khăn thách thức.

Tư vấn tâm lí cho học sinh có những khó khăn trong học tập của Trường THPT Phan Thiết

Rèn kĩ năng sống cho học sinh là một quá trình lâu dài và liên tục, tôi xin nêu một sốkỹ

năng sống cần thiết cho học sinh THPT, đặc biệt là học sinh đầu cấp học:

  • Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân;

  • Kỹ năng giao tiếp và ứng xử;

  • Kỹ năng kiểm soát cảm xúc;

  • Kỹ năng  lắng nghe hợp tác và chia sẻ;

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề;

  • Kỹ năng ra quyết định;

  • Kỹ năng tư duy tích cực và tư duy sáng tạo;

  • Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời;

  • Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả;

Lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông là lứa tuổi có tâm lí hết sức phức tạp, để có phương pháp giáo dục hiệu quả đòi hỏi thầy, cô giáo chúng ta phải:

– Phải tìm hiểu và đọc thêm các loại sách rèn kĩ năng sống cho học sinh;

– Hiểu đặc điểm tâm lý và hoàn cảnh của học sinh;

– Thân thiện, yêu thương, tôn trọng học sinh và tạo được niềm tin ở học sinh;

– Động viên, giúp đỡ, khích lệ học sinh cố gắng;

– Công bằng với tất cả học sinh, không phân biệt đối xử;

– Kiên nhẫn, bình tĩnh khi xử lí học sinh vi phạm. Cho các em cơ hội để sửa chữa lỗi lầm;

– Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giám thị và phụ huynh học sinh;

 

Tôi xin cảm ơn các quý đại biểu, quý thầy cô đã lắng nghe.

                         Ban tư vấn tâm lí học đường Trường THPT Phan Thiết

                                                      Trương Thị Ngọc Hiếu

Categorised in: